Chum sành đựng gạo cao cấp Bát Tràng.

  • Chum sành đựng gạo cao cấp Bát Tràng.

Giá: Liên hệ

Tên sản phẩm: Chum sành Bát Tràng

Chất liệu: sành không tráng men

Dung tích: 10kg, 15kg, 20kg....

Xuất sứ: Bát Tràng

Hoa văn: thủ công đắp nổi chim hạc của trống đồng

Theo quan niệm của người Việt Nam từ xa xưa: Thóc lúa đầy bồ, gà vịt đầy sân là nhà khá giả. Do đó, trong mỗi gia đình Việt từ xa xưa luôn tích trữ thóc lúa, còn thời nay luôn giữ cho chum gạo luôn đầy, như một quan niệm phong thủy cho tài lộc luôn đầy nhà. Việc sử dụng chum (lu, hũ) đựng gạo ngày nay như một thú chơi phong thủy không chỉ các bậc nam nhân quan tâm mà còn rất hợp ý các chị em phụ nữ – người tề gia nội trợ trong gia đình.

Không chỉ là vật dụng phong thủy trong gia đình, chum sành đựng gạo còn mang lại tác dụng an toàn vì không có các chất độc như trong thành phần hũ nhựa. Chum sành Bát Tràng được làm từ đất sét, nung trong nhiệt độ cao.

Chum sành cao cấp đựng gạo từ gốm sứ Bát Tràng.

Chum đựng gạo Bát Tràng được làm từ đất, tượng trưng cho hành thổ. Theo quan niệm phong thuỷ, hành thổ là nền tảng của vạn vật sinh trưởng. Sử dụng chum đựng gạo bằng gốm, sứ giúp cho gia đình gia chủ luôn gặp may mắn về tiền bạc, phát tài, phát lộc, ít gặp khó khăn về tài chính.

Khi đặt chum đựng gạo, lu đựng gạo trong nhà, người ta quan niệm, chum càng sâu, gạo càng nhiều càng đầy thì càng cải được vận mệnh, càng thu hút nhiều tài lộc. Bởi vậy mà cũng nhiều gia đình quyết định lựa chọn loại chum đựng gạo to để gia đình luôn sung túc.

Hoa văn trống đồng được làm hoàn toàn thủ công đem lại nhiều ý nghĩa về mặt văn hóa, phong thủy.

Vì sao cần đựng gạo bằng chum sành?

Ngày nay, vì tính tiện dụng, đa số các gia đình sử dụng hũ đựng gạo (vật dụng đựng gạo) bằng xô nhựa, bình thuỷ tinh hay bao, giỏ tre mây đan. Nhưng tất cả các hũ đựng gạo này đều không tốt và có nguy cơ gây hại đến sức khoẻ:

Đựng gạo bằng thùng nhựa, hòm nhôm, gỗ rất dễ khiến cho gạo bị ẩm mốc, chất lượng gạo giảm đi. Sử dụng đồ mốc trong thời gian dài dẫn đến các nguy cơ gây hại sức khoẻ.

Bên cạnh đó, các vật dụng là thùng, xô chậu nhựa có thành phần là nhựa không dùng cho việc sử dụng đựng thực phẩm nên nếu đựng gạo lâu dài sẽ ngấm các thành phần là chất độc trong nhựa vào gạo, mất an toàn cho sức khỏe về lâu dài.

Gạo không đựng trong chum sành dễ bị tấn công bởi chuột, mối, kiến, gián làm cho gạo bị hỏng có mùi hôi, không thể sử dụng được.

Ưu điểm của chum đựng gạo gốm sứ Bát Tràng:

Chum sành đựng gạo bát tràng được làm từ đất sét cao cấp, nung ở nhiệt độ cao (trên 1300 độ c). Sản phẩm luôn đảm bảo độ dẻo, tính kết khối và độ bền cao. Nung ở nhiệt độ cao, giúp chum sành đựng gạo loại bỏ sạch chì, cadimi và các chất độc có nguy cơ ngấm vào gạo trong thời gian dài .

Bề mặt bên ngoài được tráng lớp men nâu ( đặc trưng của gốm sứ bát tràng). Bề mặt chum gạo lì, không dễ bám cặn, rêu mốc, dễ dàng vệ sinh.

Khi sử dụng chum sành đựng gạo thì sẽ hạn chế các vẫn đề trên. Bởi lẽ chum sành đựng gạo được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao , kết cấu thành chum rất dày, bề mặt xốp giúp hút khí ẩm từ trong gạo, tăng khả năng bảo quản gạo tránh khỏi mốc, hư hỏng.

Nắp chum sành đựng gạo rất kín tránh được mối, mọt, chuột.

Được làm hoàn toàn thủ công, chum sành đựng gạo Bát Tràng luôn là ưu tiên hàng đầu của các chị em phụ nữ để giữ cho gạo để được lâu, không bị bay mùi, không ẩm mốc.

Hoa văn chim hạc trên trống đồng được khắc thủ công tỉ mỉ trên chum sành cao cấp đựng gạo Bát Tràng.

Vệ sinh chum sành đựng gạo Bát Tràng đúng cách.

Trước tiên, sau khi mua về, nên rửa sạch chum sành bằng nước ấm. Sau đó cho một ít muối trắng vào chum, đổ một ít nước ấm vào ngâm, lượng nước cách cổ chum khoảng 1 gang tay. Ngâm trong khoảng 3 ngày. Bằng cách này bạn có thể kiểm tra xem chum sành đựng gạo có bị rỉ hay nứt không.

Sau thời gian ngâm chum với nước muối, đem rửa lại chum lần nữa với nước ấm và đem ra phơi khô, đổ gạo vào dùng.

Lưu ý trong lúc phơi khô, úp ngược chum xuống và sử dụng 1 miếng kê để nghiêng với mặt đất, giúp chum đựng gạo nhanh khô và không bị bẩn.

 

Sản phẩm khác

Chat zalo