Bạch lĩnh chân truyền nê tác bảo

Hồng lò đào chú Thổ thành Kim”

Có nghĩa là:

“Núi đất trắng truyền nghề, bùn thành vật quý

Lò rực hồng hun nặn, đất hóa nên vàng”

Là dân tộc gắn liền với văn minh nông nghiệp, nên hiển nhiên, đời sống của người dân Việt Nam từ xa xưa thường sử dụng những đồ vật có nguồn gốc từ đất, nước làm vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày. Lịch sử gốm sứ Việt Nam trải dài từ bắc tới nam. Có thể nói, không địa phương nào là không có làng nghề làm gốm sứ. Tuy nhiên, tùy quy mô, điều kiện phát triển mà đến nay, chỉ còn lại rất ít những tên tuổi làng nghề còn tồn tại. Nổi bật trong đó là gốm sứ Biên Hòa, Bình Dương (Minh Long), Nam Định, Hải Dương (Chu Đậu), nhất là làng nghề Bát Tràng (Hà Nội)…

Bình hút lộc bằng gốm sứ Bát Tràng - vật phẩm phong thủy được ưa thích

Sản phẩm gốm sứ xuất hiện hầu như trong mọi lĩnh vực đời sống gia đình, xã hội: Gốm sứ gia dụng (nồi, niêu, chén, bát, chum, vại…), gốm sứ kiến trúc (gạch, ngói…), gốm sứ mỹ thuật (phù điêu, tượng, tranh…) gốm sứ phong thủy (bình hút lộc, lục bình, các vật cầu mong may mắn trong gia đình..)… Tùy mục đích sử dụng, gốm sứ có nhiều chủng loại khác nhau. Khác với phương Tây, văn hóa du mục, công nghiệp nên các sản phẩm pha lê, thủy tinh được ưa dùng; Việt Nam cũng như nhiều nước văn minh nông nghiệp phương Đông, các sản phẩm có nguồn gốc đất, nước, lửa trở nên phổ biến hơn.

Trong các công đoạn tạo nên sản phẩm gốm sứ, kỹ thuật lò nung đóng vai trò quan trọng nhất. Kỹ thuật lò nung hình thành một phần từ kiến thức, tri thức tích lũy của người thợ gốm nhưng chủ chốt vẫn là kinh nghiệm, kỹ năng của mỗi người thợ đốt lò. Kỹ thuật nung sẽ quyết định sản phẩm méo hay tròn, men phát ra màu gì (vàng hay trắng) mặc dù có cùng một công thức tạo men, một lò đốt… Vì vậy, đây là nghề hết sức đặc biệt.

Để biến đất sét, cao lanh mịn, dẻo trở thành sản phẩm gốm sứ theo ý muốn như thế nào thì yếu tố quyết định nằm ở nhiệt độ trong quá trình nung đốt. Ví dụ, cùng là nguyên liệu đất sét thường, nhưng nếu nung ở dạng nhẹ lửa 600 – 900 độ C, sản phẩm thu được chỉ là đất nung, xương đất thô, xốp, hút nước: gạch, ngói, niêu đất (ngày xưa)… Nhưng nếu nung ở nhiệt độ 1100 – 1150 độ C sẽ được các sản phẩm chum, vại, chậu, bình đựng hóa chất… Và khi nhiệt độ trên 1.200 đến 1.400 độ C thì sẽ cho ra các sản phẩm cao cấp: bình hoa trang trí, chén, bát, sản phẩm sứ gia dụng…

Ấm chén, bát đĩa, chum vại Bát Tràng được nung ở 1300 độ C

Mặt khác, đối với nghề gốm, ngoài nhiên liệu, nguyên liệu, kỹ thuật thành hình, trang trí, làm men thì mỗi sản phẩm tạo ra tốt hay không còn phụ thuộc kiểu lò nung phù hợp (lò bầu, lò ống, lò đứng…)

Như đã nói, lửa là yếu tố quan trọng tạo nên sản phẩm gốm sứ hoàn hảo với chất men, màu sắc của từng thành phẩm. Thế nên nếu không có kỹ năng, kinh nghiệm tốt của người thợ, sản phẩm gốm sẽ không thể thành hình: nung sống, ám khói, nứt nẻ, rạn men; lửa cao quá thì chảy sụn, biến màu…

Nói sơ qua để biết rằng, tạo ra một sản phẩm gốm sứ là cả quá trình nghệ thuật phức tạp đòi hỏi tình yêu nghề, kiến thức, kinh nghiệm, sự chỉn chu của người thợ gốm sứ. Đất sét chính là sản phẩm quá trình phong hóa của tự nhiên mà tạo thành, rồi từ đất sét, người thợ lại nhào nặn, biến hóa thành sản phẩm đồ dùng bằng cách biến nó thành vật cứng như đá, không thấm nước với công dụng như ý muốn. Trong quá trình này, nếu điều khiển lửa không tốt, công thức pha trộn không chuẩn, khi nung, thành phẩm lại biến dạng, thậm chí thành nước.

Sử dụng sản phẩm gốm sứ cũng chính là cách thức tốt nhất bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người thân trong gia đình. Nhựa có đặc tính tiện lợi nhưng thời gian phân hủy khi thải ra môi trường rất lâu, lại chứa nhiều chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhược điểm của gốm sứ là dễ vỡ (khi ném, đập mạnh) và nặng nhưng do đã xử lý trong nhiệt độ cao, nguồn gốc là đất sét nên tốt cho sức khỏe, không ảnh hưởng đến môi trường (đấy là nói về gốm sứ Việt Nam xịn, chứ hàng Tàu rẻ tiền thì chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu, men cũng không biết đâu mà lần).

Hãy là người tiêu dùng thông minh!!!

Góc gốm Bát Tràng khác