Nhân sâm xuất hiện trong dân gian từ rất lâu và là thành phần chính trong sản xuất trà thảo dược bồi bổ cơ thể. Nhân sâm có nhiều hợp chất mang hoạt tính sinh học như saponin, phytosterol, peptide, polysaccharides, axit béo, polyacetylenes, vitamin và khoáng chất….

Nhân sâm tên khoa học là Panax ginseng C. A – một loại thực vật có hoa thuộc họ Cuồng. Cây mọc hoang hoặc được trồng phổ biến ở một số nước như Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ.

Có nhiều cách thức khai thác và sử dụng nhân sâm, trong đó có ngâm sâm với rượu trắng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa nắm hết thông tin về sâm để có cách sử dụng hợp lý, tốt cho sức khỏe.

  1. Các loại sâm

Các sản phẩm nhân sâm bán trên thị trường hiện nay được phân thành 3 loại chính gồm:

  • Nhân sâm tươi:

Sâm được thu hoạch mang về rửa sạch đất cát, giữ nguyên hình thái bên ngoài và được bán dưới dạng củ tươi.

Nhân sâm có nhiều tác dụng với sức khỏe trong đó có nhân sâm ngâm rượu

Giá sâm tươi tùy thuộc xuất xứ của sâm. Chẳng hạn như nhân sâm tươi Hàn Quốc có giá dao động từ 1,5 – 4 triệu đồng/kg. Ngoài ra, các yếu tố như độ tuổi của sâm, số lượng củ trong 1 kg, nhà phân phối… cũng quyết định đến giá thành của sản phẩm.

  • Hồng sâm:

Loại sâm này được tuyển lựa kỹ lưỡng và phải đáp ứng được một số yêu cầu về hình dáng cũng như chất lượng. Những củ nhân sâm tươi sẽ được đem hấp rồi sấy qua 3 – 6 lần sao cho lượng nước trong sâm giảm xuống còn mức dưới 14%. Cuối cùng sẽ thu được hồng sâm có màu hồng nhạt, trong, vị ngọt và hơi đắng.

Về mặt giá trị dinh dưỡng và dược tính, hồng sâm được đánh giá tốt hơn sâm tươi. Không chỉ giữ được toàn vẹn các chất dinh dưỡng vốn có mà trải qua quá trình hấp sấy, hồng sâm còn được sản sinh thêm nhiều chất mới.

  • Bạch sâm:

Bạch sâm là sâm tươi được loại bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài, đem phơi ngoài nắng nhiều lần cho đến khi lượng nước trong củ giảm còn dưới 14%. Cuối cùng trần sâm tươi trong nước sôi, tẩm đường, làm khô bằng cách phơi hoặc sấy sẽ cho ra thành phẩm bạch sâm.

Tại Việt Nam, vùng sâm Ngọc Linh hiện nay đang được đầu tư phát triển, khai thác trở lại. Sâm Ngọc Linh là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Với hàm lượng dược tính, giá trị dinh dưỡng cao, sâm Ngọc Linh trở thành 1 trong 4 loại sâm tốt nhất trên thế giới cùng sâm Hàn Quốc, sâm Triều Tiên và sâm Mỹ.

  1. Tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Nhân sâm là một vị thuốc quý. Bộ phận dùng làm dược liệu là rễ phơi hay sấy khô của cây nhân sâm (Panax gingseng C.A. Mey.), thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Nhân sâm là cây mọc hoang hoặc được trồng ở những vùng cao, nhiệt độ thấp, mát lạnh. Loại sâm tự nhiên quý hơn sâm trồng và loại sâm này được gọi là dã sâm.

Nhân sâm là vị thuốc lợi về các kinh tỳ, phế, tâm. Theo những tài liệu cổ của Y Học Cổ Truyền, nhân sâm có tính bình, vị ngọt, hơi đắng có tác dụng bổ khí, cố thoát, điều tiết cơn khát, ích trí, an thần, kiện tỳ, bổ phế, trấn tĩnh, giảm đau mỏi và chống mệt mỏi.

Với sức khỏe, nhân sâm mang lại 7 tác dụng:

  • Giảm căng thẳng tâm thần

Nhân sâm là dược liệu có thể cải thiện giúp con người tỉnh táo về tinh thần, thay đổi tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi. Nhân sâm được biết đến là loại thảo dược thay thế các loại thuốc chống trầm cảm và lo âu. Khi một người đang phải trải qua tình trạng căng thẳng tinh thần quá mức, các kích thích tố tuyến thượng thận (cortisol, adrenaline và noradrenaline) sẽ tăng tiết và gây ra những các vấn đề sức khỏe khác. Nhân sâm có thể giúp bạn cân bằng lượng adrenaline trong cơ thể.

  • Kích thích hệ thống miễn dịch và thần kinh

Tác dụng nhân sâm là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia cho rằng nhân sâm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Đặc tính Adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm có tác dụng kích thích sự trẻ hóa tế bào và có thể khôi phục các tế bào bị hư hại ở những người lớn tuổi. Nhân sâm cũng có thể giúp chống lại bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

  • Điều trị bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể bằng cách sử dụng các chế phẩm từ nhân sâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên sử dụng cùng một lúc thuốc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường huyết bị giảm xuống mức quá thấp. Trước khi sử dụng nhân sâm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.

  • Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư

Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có khả năng bị ức chế bởi nhân sâm. Theo những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thành phần ginsenosides có trong nhân sâm có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương các tế bào ung thư buồng trứng ung thư phổi, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, nhân sâm cũng có chức năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào và làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.

  • Giảm nồng độ cholesterol

Trong một số nghiên cứu gần đây, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm nồng độ Cholesterol xấu. Các nhà khoa học chứng minh rằng thành phần ginsenosides chứa trong nhân sâm hữu dụng cho việc giảm mức cholesterol trong cơ thể.

  • Giảm mệt mỏi

Vai trò của adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm làm thay đổi sinh lý trong cơ thể để thích ứng với sự mệt mỏi do làm việc mệt mỏi hoặc lao động quá sức.

  • Tăng khả năng chịu đựng của cơ thể

Nhân sâm được coi là thuốc bổ vì có thể cải thiện khả năng chịu đựng và được dùng phổ biến ở vận động viên. Trong thực tế, một vận động viên cần phải duy trì được thể lực ở mức cao và nhân sâm có thể trợ giúp hữu hiệu cho vận động viên đang tham gia thi đấu.

  1. Cách ngâm rượu với sâm

Một trong những phương pháp sử dụng nhân sâm bồi bổ cơ thể phổ biến là ngâm với rượu.

  • Cách chọn sâm ngâm với rượu: cần chọn loại nhân sâm đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng. Bằng cảm quan mắt thường, củ sâm tươi, màu sắc nhuận.

Sau khi sâm mua về, nếu là sâm tươi cần rửa sạch đất cát. Cách thức sơ chế sâm trước khi ngâm đó là dùng khăn mềm vớt nước lên để rửa sạch đất bám trên củ sâm hoặc dùng bàn chải chải sâm từ đầu củ đến rễ với nước cho đến khi ra sạch đất. Quy cách chải củ sâm theo một chiều không được chải sâm từ rễ lên thân sẽ làm cho củ sâm đứt rễ và xấu. Sau khi rửa sạch để ráo nước, khoảng 30 phút sau bỏ củ sâm vào bình thủy tinh theo chiều thẳng đứng, đầu rễ củ sâm cho xuống dưới, thân củ sâm lên trên.

Đặc biệt, núm rễ của củ sâm (còn gọi là lô sâm). Để giữ được các hoạt chất khi chế biến và để tạo dáng cho nhân sâm (giống như cái đầu người), người ta đã giữ nó lại. Lô sâm, không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó cần cắt bỏ đi, trước khi sử dụng.

  • Cách chọn rượu: nên ngâm với rượu trắng, nấu từ gạo. Rượu có nhiệt độ trên 40 độ đến 46 độ để đảm bảo sản phẩm sau ngâm ngon hơn.
  • Chọn bình ngâm rượu: nên ngâm sâm trong bình sành, sứ hoặc bình thủy tinh chất lượng tốt để đảm bảo an toàn.
  • Cách ngâm: Ngâm sâm tươi theo tỉ lệ 100 – 120 g sâm tươi cho 1 lít rượu. Cho nhân sâm sạch cho vào bình và chọn rượu tốt, tiến hành đổ rượu vào bình cho đến lúc ngập củ sâm, đậy kín nắp bình. Lưu ý nhớ cho sâm vào bình theo chiều thẳng đứng, tức cho rễ sâm nằm ở dưới sẽ thấy bình rượu sâm đẹp hơn. Sau thời gian từ 3 tháng trở lên là dùng được.

Thành phẩm rượu sau khi ngâm: Rượu có màu vàng nhạt, có mùi thơm của rượu và nhân sâm hòa lẫn, uống có vị ngọt.

Củ sâm ngâm rượu vẫn giữ được hình dáng ban đầu, không bị mủn.

Trong thời gian ngâm, hường kỳ 15 hay 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ẩm (lắc kêu không giòn) phải thay chất hút ẩm mới hoặc làm khô trở lại chất hút ẩm (có thể rang gạo đến vàng làm chất hút ẩm).

- Liều lượng: nên dùng 1-2 ly trong bữa cơm. Không nên uống quá nhiều rượu ngâm sâm sẽ không tốt cho sức khỏe

4. Tác dụng của rượu ngâm sâm

- Giảm mệt mỏi

Nếu uống điều độ thì rượu nhân sâm có tác dụng rất tốt. Nó cải thiện sức khỏe bằng cách tiếp thêm sinh lực cho cơ thể. Nhân sâm có thể có hiệu quả khi bệnh bị suy yếu do bệnh tật hoặc khi bạn đang trong tình trạng sụp đổ tạm thời.

Nó cũng giúp lấy lại mệt mỏi và cải thiện thể lực. Người cao tuổi, những người bị bệnh nặng hoặc phẫu thuật, những người có năng lượng thấp, và những người đang bị làm việc quá sức được khuyến cáo.

  • Cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Rượu ngâm sâm này có vài trò rất quan trọng trong việc giúp chức năng của phổi và lá lách bằng cách tạo thuận lợi cho việc sản xuất và tuần hoàn máu. Thúc đẩy hồng cầu để ngăn ngừa thiếu máu và cải thiện thiếu máu trao đổi chất do thiếu máu. Đặc biệt, nó giúp phục hồi bệnh thiếu máu của bệnh nhân ung thư và là tuyệt vời cho bệnh thấp khớp, bệnh lao và thiếu máu già.

  • Giúp giải độc cho gan

Hầu hết mọi người thường nghĩ sử dụng rượu là độc, ảnh hưởng đến gan nhưng sâm tươi ngâm rượu mang tinh chất của nhân sâm nên khi hấp thụ vào trong cơ thể không gây tổn thương đến gan mà giúp cho việc giải độc gan, thanh lọc cơ thể trở nên tốt hơn.

  • Điều chỉnh huyết áp và điều trị suy tim

Nó có tác dụng kiểm soát huyết áp và có hiệu quả hạ huyết áp và tăng huyết áp. Tuy nhiên, bệnh nhân bị tăng huyết áp nặng nên thận trọng. Nó cũng có hiệu quả trong các bệnh tim mạch như suy tim, suy dinh dưỡng cơ tim, bệnh mạch vành và đau thắt ngực. Nó cũng có thể được sử dụng cho các đơn thuốc khẩn cấp như sốc tim hoặc chết đuối tạm thời.

Ngoài ra nhân sâm ngâm rượu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý, bổ thận tráng dương ở nam giới. Nó có công dụng bổ thận tráng dương, ích khí dưỡng huyết, suy giảm tình dục và suy nhược cơ thể ở nam giới. Đặc biệt đối với người yếu sinh lý và hiếm muộn thì nên sử dụng loại rượu nhân sâm này.

Lưu ý

Mặc dù nhân sâm là đại bổ với sức khỏe, song không phải ai cũng dùng và dùng tùy tiện sẽ vô cùng nguy hiểm.

Một số nhóm người không sử dụng được nhân sâm như:

Người thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng.

Đặc biệt, người đang bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị nôn mửa, trào ngược dạ dày, tăng huyết áp cũng không nên sử dụng. Nguyên nhân là do sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não.

Phụ nữ trước khi sinh nở cũng không nên dùng nhân sâm.

Người hay mất ngủ nhưng sức đề kháng yếu mà muốn dùng nhân sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (hay là đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn.

Trẻ em có thể trạng yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ có nguy cơ bị kích dục sớm.

Rượu ngâm sâm có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt nhưng không nên uống quá nhiều. Liều lượng mỗi ngày 1-2 ly.

Góc gốm Bát Tràng khác